MÔT KỶ NGUYÊN BẮC THUỘC ĐÃ DẦN DẦN HÉ LỘ

Kỷ nguyên khuất phục toàn diện trước phương Bắc. Thất bại này có thể so sánh với cái ngày Mã Viện gửi đầu Nhị Trưng về Lạc Dương.
Điều trớ trêu là trường hợp này sẽ trở thành một tiền lệ để Trung Quốc thực thi tính chính danh của đường chín đoạn. Đường chín đoạn cần được thực thi trước tiên ở đâu đó mềm yếu nhất. Và cay đắng thay đó lại chính là Việt Nam chứ không phải một nước ASEAN nào khác.

Trung Quốc đã khuất phục được Việt Nam không phải bằng cách xâm chiếm ngay Trường Sa, mà dùng đó như một lời đe dọa để Việt Nam phải chấp nhận đường chín đoạn cũng như các điều kiện nội bộ khác. Và khi đã có đường chín đoạn, thì lấy Trường Sa chỉ như xỏ tay vào túi quần. Cho nên, việc Việt Nam lùi bước trước lời đe dọa về cuộc chiến ở Trường Sa ngày hôm nay để mong giữ được cái gì đó, thực ra là đã chấp nhận mất tất cả.


BBC News:
VIỆT NAM NGỪNG KHOAN DẦU KHÍ Ở BIỂN ĐÔNG
Bill Hayton
Tin cho hay Việt Nam đã ngưng khoan thăm dò khí đốt tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, sau khi bị Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực tại Trường Sa.
Một nguồn tin trong ngành dầu khí châu Á nói với BBC rằng Repsol, công ty của Tây Ban Nha đứng sau dự án khoan thăm dò, được lệnh phải rời khỏi khu vực.
Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi công ty này xác nhận có một mỏ khí đốt lớn.
Tin này đã được một nguồn ngoại giao của Việt Nam xác nhận.
Theo nguồn tin ngành dầu khí này, giới lãnh đạo Repsol được chính phủ tại Hà Nội thông báo vào tuần trước rằng Trung Quốc đã đe dọa sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm dò.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Nam Hải), gồm các bãi đá và quần đảo cũng bị các nước khác tranh chấp chủ quyền.
Việt Nam gọi lô 136-03 hay Dự án Cá Rồng Đỏ và cho Talisman-Việt Nam, công ty con của Repsol thuê.
Trung Quốc gọi lô này là Van An Bắc 21 và cho một công ty khác thuê mặc dù không rõ đó là công ty nào.
...
Một nguồn muốn ẩn danh dự kiến Repsol đã chi khoảng 300 triệu USD cho hạ tầng khai thác khu vực này cho tới nay.
Do đó giới quan sát ngạc nhiên với động thái Việt Nam xuống thang một cách quá nhanh.
Tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đã cắt ngắn chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng trước và có đến thăm Madrid, nơi Repsol đặt trụ sở.
Khi đó Repsol đã không phản hồi câu hỏi của BBC về việc liệu chính quyền Trung Quốc có bất kỳ động thái phản đối với Talisman-Việt Nam hay không.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »