Diễn biến nhận chìm một triệu m3 bùn, cát xuống biển Bình Thuận!

Bộ Tài Môi vừa cho hay, sẽ cho khảo sát lại đáy biển Vĩnh Tân xem có đúng là chỉ toàn cát hay không. Theo đó, nếu có san hô thì sẽ rút giấy phép còn như chỉ có cát thì tiếp tục xem xét cho phép nhấn chìm. Hay hen, cấp phép xong giờ lại khảo sát!
Hôm nay 20.7, Ts. Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội KHKT biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải Dương Học Nha Trang bức xúc cho hay, ông hết sức ngỡ ngàng khi thấy có tên mình trong danh sách được cho là những người thực hiện bản dự án nhận chìm. Trên thực tế, Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân I và đơn vị tư vấn đều không liên lạc gì với ông.
TS. An cho đây là việc mạo danh, nguy hiểm
---
BÙN, CÁT LÀ BÙN, CÁT GÌ?
Giờ nói vụ này, bữa ông Phạm Ngọc Sơn - Phó TCT Tổng cục Biển&Hải đảo, trả lời là sẽ tăng cường giám sát quan trắc trước và trong khi nhấn chìm, nếu phát hiện ra những vấn đề tác động đến hệ sinh thái thì sẽ không cho phép thực hiện.
Theo tui, đây là một sự lấp liếm và đánh tráo bản chất vấn đề. Bởi lẽ nhiệm vụ của công tác Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là phải đánh giá được và đầy đủ vấn đề này; còn nói như ông Sơn thì báo cáo ĐTM không có tác dụng ccm gì cả.
Nhớ hen, báo cáo ĐTM là của dự án nạo vét cảng và bùn, cát thải một phần là từ hồi nạo vét rồi chứa lại đến giờ. Nếu bùn, cát nạo vét mà tận dụng được thì mấy cha nội đã lấy hết rồi, còn đây chủ yếu là bùn than - vật chất lắng do than rơi vãi trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ than và cả tro bụi nhà máy nhiệt điện sa lắng.
Thêm nữa, mấy ông nói trong 1 triệu m3 bùn nạo vét có đến 80% là cát là không hợp lý, bởi nếu là cát thì không ai đi đổ cả. Vấn đề cát mặn đang rất khan hiếm do hiện không có thêm nhiều dự án nạo vét cửa sông. Tui biết, có môt dự án cũng ở Phan Thiết xin bồi đắp đảo nhân tạo, nhưng vấn đề đặt ra cho chủ đầu tư mà họ không giải quyết được là lấy cát ở đâu để bồi lấp; và đến nay vẫn chưa trả lời được!
---
Vài việc nói rõ hơn để nắm thêm vấn đề nha!
Hiện các nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam tiêu thụ khoảng 40 triệu tấn than/năm, và phát thải ra khoảng 16 triệu tấn chất thải gồm xỉ và tro bay. Về lý thuyết, xỉ và tro bay có thể được sử dụng làm vật liệu, nhưng phải phụ thuộc vào thành phần, tính chất và mức độ độc hại của nó. Nếu không tái sử dụng được lượng tro xỉ này thì Việt Nam sẽ phải đối mặt với một vấn nạn môi trường rất nghiêm trọng. Vụ người dân biểu tình chặn quốc lộ 1A do ô nhiễm bụi của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân II là một ví dụ.

Chính vì thế, Chính phủ đã phải ban hành Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 23.6.2014 để “Quy định một số giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng”, làm cơ sở cho việc tái sử dụng khoảng 16 triệu m3 tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện than.
Một vài thông tin từ các nhà máy sản xuất xi măng Việt Nam cho hay, họ đã và đang nghiên cứu để sử dụng tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện than. Nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu từ Nhật Bản, Ấn Độ,…cũng đã xúc tiến nhập khẩu nguồn tro xỉ này. Nhưng hiện tại đều chưa thực hiện được, do chất lượng tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện than của Việt Nam chưa đảm bảo các tiêu chuẩn làm vật liệu xây dựng.
Nguyên nhân chính là do hàng triệu m3 tro xỉ trên có hàm lượng kim loại nặng cao và có nhiều chất độc hại khác. Vì thế đang thuộc diện nghi ngờ là chất thải nguy hại và phải được kiểm nghiệm đạt yêu cầu trước khi tái sử dụng.
Khi các vấn đề chưa được minh bạch, chúng ta có quyền đặt nghi vấn từ vụ xin nhấn chìm bùn, cát ở Vĩnh Tân: Phải chăng, chính vì tồn lưu quá nhiều tro xỉ và không có biện pháp tái sử dụng, xử lý (kiểu chôn lấp) nên các nhà máy nhiệt điện đang tính đến kế nhận chìm ở biển!? Nên nhớ, nhấn chìm ở biển không phải như ở ao hồ hen!
- Hệ sinh thái của Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Cau khó tránh bị ảnh hưởng nếu nhấn chìm bùn, cát thải. (Clip) do nhà báo Phương Nam cung cấp, lặn cách Hòn Cau 2 km. Theo đó, đâu phải chỉ có san hô, cỏ biển, tôm cá, cua, rùa mà còn rất nhiều sò điệp

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »