Sự giàu có con gái Giám đốc công an tỉnh Hải Dương

Mời các bạn chiêm ngưỡng loạt ảnh cô con gái của đồng chí Đại tá Bùi Ngọc Phi - Giám đốc công an tỉnh Hải Dương, sang chảnh, sành điệu trong căn biệt thự 9 tầng nhà mình.

 Căn biệt thự 9 tầng lộng lẫy, uy nghi nằm trên phố Đoàn Thị Điểm - Tp. Hưng Yên. Được anh Phi xây dựng bằng mức lương Đại tá.





Trong trường hợp ông đại tá Phi cho rằng căn biệt thự 9 tầng xây bằng tiền của con gái ông, thì ắt hẳn chỉ có bán dâm cấp cao mới đủ tiền xây căn biệt thự tầm cỡ như thế này. Thậm chí là không bao giờ đủ.
Sau khi những hình ảnh này được dân mạng chia sẻ rầm rộ thì cô con gái rượu của đại tá Phi đã khóa facebook.


MÔT KỶ NGUYÊN BẮC THUỘC ĐÃ DẦN DẦN HÉ LỘ

Kỷ nguyên khuất phục toàn diện trước phương Bắc. Thất bại này có thể so sánh với cái ngày Mã Viện gửi đầu Nhị Trưng về Lạc Dương.
Điều trớ trêu là trường hợp này sẽ trở thành một tiền lệ để Trung Quốc thực thi tính chính danh của đường chín đoạn. Đường chín đoạn cần được thực thi trước tiên ở đâu đó mềm yếu nhất. Và cay đắng thay đó lại chính là Việt Nam chứ không phải một nước ASEAN nào khác.

Trung Quốc đã khuất phục được Việt Nam không phải bằng cách xâm chiếm ngay Trường Sa, mà dùng đó như một lời đe dọa để Việt Nam phải chấp nhận đường chín đoạn cũng như các điều kiện nội bộ khác. Và khi đã có đường chín đoạn, thì lấy Trường Sa chỉ như xỏ tay vào túi quần. Cho nên, việc Việt Nam lùi bước trước lời đe dọa về cuộc chiến ở Trường Sa ngày hôm nay để mong giữ được cái gì đó, thực ra là đã chấp nhận mất tất cả.


BBC News:
VIỆT NAM NGỪNG KHOAN DẦU KHÍ Ở BIỂN ĐÔNG
Bill Hayton
Tin cho hay Việt Nam đã ngưng khoan thăm dò khí đốt tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, sau khi bị Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực tại Trường Sa.
Một nguồn tin trong ngành dầu khí châu Á nói với BBC rằng Repsol, công ty của Tây Ban Nha đứng sau dự án khoan thăm dò, được lệnh phải rời khỏi khu vực.
Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi công ty này xác nhận có một mỏ khí đốt lớn.
Tin này đã được một nguồn ngoại giao của Việt Nam xác nhận.
Theo nguồn tin ngành dầu khí này, giới lãnh đạo Repsol được chính phủ tại Hà Nội thông báo vào tuần trước rằng Trung Quốc đã đe dọa sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm dò.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Nam Hải), gồm các bãi đá và quần đảo cũng bị các nước khác tranh chấp chủ quyền.
Việt Nam gọi lô 136-03 hay Dự án Cá Rồng Đỏ và cho Talisman-Việt Nam, công ty con của Repsol thuê.
Trung Quốc gọi lô này là Van An Bắc 21 và cho một công ty khác thuê mặc dù không rõ đó là công ty nào.
...
Một nguồn muốn ẩn danh dự kiến Repsol đã chi khoảng 300 triệu USD cho hạ tầng khai thác khu vực này cho tới nay.
Do đó giới quan sát ngạc nhiên với động thái Việt Nam xuống thang một cách quá nhanh.
Tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đã cắt ngắn chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng trước và có đến thăm Madrid, nơi Repsol đặt trụ sở.
Khi đó Repsol đã không phản hồi câu hỏi của BBC về việc liệu chính quyền Trung Quốc có bất kỳ động thái phản đối với Talisman-Việt Nam hay không.

Bà Mẹ VNAH là cộng cụ để đem lại quyền lực và tiền bạc cho COCC Cộng Sản

Hơn mười năm trước trên talawas tôi viết về cụ bà Nguyễn Thị Thứ, khi bà cụ còn sống:
“Cách quê tôi không xa, có một bà mẹ, cụ Nguyễn Thị Thứ, được phong danh hiệu “Bà Mẹ anh hùng” vì có đến 9 người con trai là liệt sĩ. Ngôn ngữ Việt Nam dù phong phú bao nhiêu cũng chẳng thể nào tả được nỗi đau trong lòng cụ khi nửa đêm thức dậy nhìn lên bàn thờ dựng 9 tấm ảnh của những đứa con trai mà cụ đã từng mang nặng đẻ đau. Tại ai? Tây? Mỹ? Quân đội miền Nam? Đảng Cộng sản? Hay tại những đứa con (chắc chắn trong đó có một số người bất hiếu) của cụ? Nhưng dù tại ai thì họ cũng đã ra đi và chỉ có nỗi đau là ở lại. Mỗi khi đọc tin về cụ tôi lại nghĩ đến nỗi đau, không phải chỉ vì cụ có 9 người con chết, mà đau hơn khi mỗi ngày, mỗi tháng trong phần đời còn lại, như một “bà mẹ anh hùng” cụ phải hãnh diện, phải tiếp tục cười tươi trên sự bất hạnh và bạc phước của chính mình.”

Bà Nguyễn Thị Thứ là một bà mẹ đáng thương, bạc phước nhưng không đại diện cho hình ảnh bà mẹ Việt Nam anh hùng dân tộc. Bà chỉ là một trong nhiều sản phẩm tuyên truyền của CS.
Cụ bà qua đời nhưng một số khác vẫn còn sống và vẫn phải tiếp tục cười tươi trên sự bất hạnh và bạc phước của chính mình.
Đảng CSVN đang cố gắng tuyệt vọng để vực dậy những xác chết, đưa các cụ già gần đất xa trời làm dụng cụ tuyên truyền.
Nhìn bức hình các bà cụ đứng trong cơn mưa tầm tã để nhận một “bằng khen” trong khi chiếc dù duy nhất được dùng để che cho Nguyễn Xuân Phúc để thấy sự băng hoại, thối rữa về đạo đức trong xã hội Việt Nam ngày nay trầm trọng đến mức độ nào.
Chính sách tẩy não có hệ thống đã xóa bỏ hẳn mọi giá trị văn hóa đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Một số người cũng bị tẩy não binh vực và cho rằng lỗi tại tên cầm dù, nhưng Nguyễn Xuân Phúc thì sao? Chẳng lẻ ông ta không biết người đàn bà đứng trước mặt trong chiếc áo mưa mong manh kia đang tuổi mẹ hay bà nội, bà ngoại của mình?
Một bức hình khác chụp tại Nam Phi, trong đó cả tổng thống Barack Obama và cựu tổng thống George W. Bush đều phải đi trong mưa khi đến tham dự tang lễ của cố TT Nelson Mandela và chiếc dù chỉ dành che phụ nữ. Bức hình cho thấy cách đối xử giữa những con người dù là nguyên thủ quốc gia đang được áp dụng một cách bình thường trên khắp thế giới khác với một Việt Nam đang bị thối rữa, như thế nào.
Một quốc gia dù giàu có bao nhiêu cũng không mua được đạo đức. Đó không phải là một nhà máy, một trung tâm kỹ thuật mà là phần của nếp sống, của truyền thống được chính quốc gia đó xây dựng, học hỏi và phát huy qua suốt chiều dài lịch sử.
Tàn phá rất dễ nhưng xây dựng lại rất khó, tốn rất nhiều thời gian.
Phục hồi được các giá trị văn hóa đạo đức như thời Việt Nam Cộng Hòa và từ đó phát huy cao hơn, là một nỗ lực gian nan, nhưng nếu mọi người còn có lòng, còn kiên nhẫn, các giá trị tốt đẹp đó sớm muộn cũng sẽ được phục hồi.
Trần Trung Đạo

Sự thật về nhân vật "nữ anh hùng" Võ Thị Sáu.

Giới văn nghệ sĩ và trí thức mạn đàm về "anh hùng" Võ Thị Sáu: Nhà thơ Nguyễn Duy (người kể chuyện), nhà văn Lê Hoài Nguyên (tên thật là Thái Kế Toại, nguyên Đại tá công an, công tác tại A.25), nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn Phạm Xuân Nguyên, nữ diễn viên Mỹ Khanh, nhà thơ Hoàng Hưng, nhà thơ Bùi Chát, TS Nguyễn Quang A (người quay video), PGS.TS Hoàng Dũng,...

 Mọi người xem video dưới đây.




Diễn biến nhận chìm một triệu m3 bùn, cát xuống biển Bình Thuận!

Bộ Tài Môi vừa cho hay, sẽ cho khảo sát lại đáy biển Vĩnh Tân xem có đúng là chỉ toàn cát hay không. Theo đó, nếu có san hô thì sẽ rút giấy phép còn như chỉ có cát thì tiếp tục xem xét cho phép nhấn chìm. Hay hen, cấp phép xong giờ lại khảo sát!
Hôm nay 20.7, Ts. Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội KHKT biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải Dương Học Nha Trang bức xúc cho hay, ông hết sức ngỡ ngàng khi thấy có tên mình trong danh sách được cho là những người thực hiện bản dự án nhận chìm. Trên thực tế, Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân I và đơn vị tư vấn đều không liên lạc gì với ông.
TS. An cho đây là việc mạo danh, nguy hiểm
---
BÙN, CÁT LÀ BÙN, CÁT GÌ?
Giờ nói vụ này, bữa ông Phạm Ngọc Sơn - Phó TCT Tổng cục Biển&Hải đảo, trả lời là sẽ tăng cường giám sát quan trắc trước và trong khi nhấn chìm, nếu phát hiện ra những vấn đề tác động đến hệ sinh thái thì sẽ không cho phép thực hiện.
Theo tui, đây là một sự lấp liếm và đánh tráo bản chất vấn đề. Bởi lẽ nhiệm vụ của công tác Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là phải đánh giá được và đầy đủ vấn đề này; còn nói như ông Sơn thì báo cáo ĐTM không có tác dụng ccm gì cả.
Nhớ hen, báo cáo ĐTM là của dự án nạo vét cảng và bùn, cát thải một phần là từ hồi nạo vét rồi chứa lại đến giờ. Nếu bùn, cát nạo vét mà tận dụng được thì mấy cha nội đã lấy hết rồi, còn đây chủ yếu là bùn than - vật chất lắng do than rơi vãi trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ than và cả tro bụi nhà máy nhiệt điện sa lắng.
Thêm nữa, mấy ông nói trong 1 triệu m3 bùn nạo vét có đến 80% là cát là không hợp lý, bởi nếu là cát thì không ai đi đổ cả. Vấn đề cát mặn đang rất khan hiếm do hiện không có thêm nhiều dự án nạo vét cửa sông. Tui biết, có môt dự án cũng ở Phan Thiết xin bồi đắp đảo nhân tạo, nhưng vấn đề đặt ra cho chủ đầu tư mà họ không giải quyết được là lấy cát ở đâu để bồi lấp; và đến nay vẫn chưa trả lời được!
---
Vài việc nói rõ hơn để nắm thêm vấn đề nha!
Hiện các nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam tiêu thụ khoảng 40 triệu tấn than/năm, và phát thải ra khoảng 16 triệu tấn chất thải gồm xỉ và tro bay. Về lý thuyết, xỉ và tro bay có thể được sử dụng làm vật liệu, nhưng phải phụ thuộc vào thành phần, tính chất và mức độ độc hại của nó. Nếu không tái sử dụng được lượng tro xỉ này thì Việt Nam sẽ phải đối mặt với một vấn nạn môi trường rất nghiêm trọng. Vụ người dân biểu tình chặn quốc lộ 1A do ô nhiễm bụi của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân II là một ví dụ.

Chính vì thế, Chính phủ đã phải ban hành Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 23.6.2014 để “Quy định một số giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng”, làm cơ sở cho việc tái sử dụng khoảng 16 triệu m3 tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện than.
Một vài thông tin từ các nhà máy sản xuất xi măng Việt Nam cho hay, họ đã và đang nghiên cứu để sử dụng tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện than. Nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu từ Nhật Bản, Ấn Độ,…cũng đã xúc tiến nhập khẩu nguồn tro xỉ này. Nhưng hiện tại đều chưa thực hiện được, do chất lượng tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện than của Việt Nam chưa đảm bảo các tiêu chuẩn làm vật liệu xây dựng.
Nguyên nhân chính là do hàng triệu m3 tro xỉ trên có hàm lượng kim loại nặng cao và có nhiều chất độc hại khác. Vì thế đang thuộc diện nghi ngờ là chất thải nguy hại và phải được kiểm nghiệm đạt yêu cầu trước khi tái sử dụng.
Khi các vấn đề chưa được minh bạch, chúng ta có quyền đặt nghi vấn từ vụ xin nhấn chìm bùn, cát ở Vĩnh Tân: Phải chăng, chính vì tồn lưu quá nhiều tro xỉ và không có biện pháp tái sử dụng, xử lý (kiểu chôn lấp) nên các nhà máy nhiệt điện đang tính đến kế nhận chìm ở biển!? Nên nhớ, nhấn chìm ở biển không phải như ở ao hồ hen!
- Hệ sinh thái của Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Cau khó tránh bị ảnh hưởng nếu nhấn chìm bùn, cát thải. (Clip) do nhà báo Phương Nam cung cấp, lặn cách Hòn Cau 2 km. Theo đó, đâu phải chỉ có san hô, cỏ biển, tôm cá, cua, rùa mà còn rất nhiều sò điệp

VÌ SAO CHÍNH QUYỀN HÀ NỘI BƯNG BÍT DỰ THẢO KẾT LUẬN THANH TRA ĐỒNG TÂM?

4:00 sáng nay, một số dân làng Đồng Tâm đã bắt đầu chuyến đi đến trụ sở Thanh Tra Hà Nội và một số cơ quan để yêu cầu được nhận toàn văn dự thảo kết luận thanh tra đất đai Đồng Tâm, từ đó có cơ sở tranh luận theo đúng tinh thần phát biểu của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung rằng chính quyền "sẵn sàng đối thoại về các khúc mắc"
Tuy nhiên, cả Thanh Tra Hà Nội lẫn Văn phòng Tiếp dân Trung ương lẫn Thư ký của Chủ tịch Hà Nội đều từ chối cung cấp toàn văn dự thảo kết luận thanh tra cho dân làng.
Khi được hỏi lý do vì sao không cung cấp toàn văn dự thảo mà lại tổ chức buổi công bố và liệu việc tổ chức công bố này có đúng luật Thanh tra hay không, đại diện Thanh Tra Hà Nội cho biết đây là chỉ đạo ở trên nhằm "ổn định an ninh chính trị"
Lúc cưỡng chế đất của dân thì lấy lý do "an ninh quốc phòng", dân hỏi đến thì lấy lý do "an ninh quốc gia", khi được yêu cầu giải trình vì sao bưng bít thì lại bảo là vì "an ninh chính trị". Từ bao giờ những cụm từ trở thành con ngáo ộp đe dọa người dân, che đậy cho thói quen hành xử khinh thường người dân, và thành chỗ ẩn nấp cho các nhóm lợi ích đục khoét tài nguyên quốc gia?
PS: Cám cảnh cho bà con, (1) phải đi từ rất sớm như vậy là vì cách đây 2 ngày, họ đã bị công an địa phương ngăn không được đến gặp các cơ quan của thành phố, (2) trước khi vào gặp cơ quan mang danh nghĩa phục vụ nhân dân nhưng phải tìm cách báo cho cộng đồng mạng vì sợ có mệnh hệ gì.

Nguyễn Anh Tuấn

CÁ LẠI CHẾT TRẮNG Ở ĐÀ NẴNG

Sáng 17-7, hàng chục tấn cá nuôi lồng bè trên sông Cổ Cò, đoạn chảy qua phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) đồng loạt chết trắng khiến người nuôi cá lao đao.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, đến trưa cùng ngày nhiều bè cá chết sạch, thiệt hại của mỗi hộ lên tới vài trăm triệu đồng. Một số bè còn cá sống nhưng cũng đang có dấu hiệu lờ đờ, chủ bè tích cực sục khí mong cứu đàn cá.


Bè của ông Huỳnh Văn Hùng (45 tuổi), tổ 90 phường Khuê Mỹ có 5 lồng cá diêu hồng, mỗi lồng thả 3.000 con đều chết trắng. Trong đó, thiệt hại nặng nhất là các lồng cá thịt sắp đến kỳ thu hoạch.
“Tôi nuôi mỗi lồng gần hai tấn cá đều chết sạch, tiền đầu tư cá giống, thức ăn rồi công coi sóc đến nay đã trên ba trăm triệu, giờ coi như đổ sông hết rồi. Biết lấy gì mà trả nợ vay họ hàng đây!” - ông Hùng nói như khóc.
Tại bè nuôi của ông Nguyễn Tam Trí (40 tuổi), trú phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, chỉ còn một số ít cá còn khỏe được ông Trí vớt ra khu vực riêng để cứu vãn. Toàn bộ số cá chết được ông cho ghe vớt bỏ bao nhập cho nhà máy chế biến thức ăn gia súc vớt vát lại phần nào. Ông Trí nói lượng cá chết đã hơn 5 tấn, với thời giá 33 ngàn đồng/kg ông nhẩm tính đã mất hơn 160 triệu đồng.
Các hộ cho biết đã nuôi cá lồng trên sông nhiều năm nay nhưng đây là lần đầu chứng kiến sự việc như vậy. Nhiều người nghi ngờ nguồn nước bị ô nhiễm do cống xả thải của một nhà máy xử lý nước cạnh đó là nguyên nhân làm cá chết...

BÌNH THUẬN MẤT TIỀN - MẤT CẢ BIỂN

Không chỉ hy sinh biển Tuy Phong cho Nhiệt điện, UBND tỉnh Bình Thuận còn chấp nhận chi ngân sách ra để giúp Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (95% vốn Trung Quốc) xả thải bùn nạo vét.
Cụ thể, một số độc giả thắc mắc danh sách các quan chức tham gia quá trình xả thải bùn nạo vét này, nói chính xác hơn là những cán bộ giám sát xả thải; Page Phản đối xả bùn nạo vét xuống biển Bình Thuận xin cung cấp các đơn vị tham gia. Hiện danh sách những cá nhân liên quan đã có trong tay, nhưng vì một số lý do, chưa thể công bố.
Đề nghị báo chí vào cuộc để xác nhận các thông tin mà chúng tôi cung cấp. Thật phi lý khi người dân Bình Thuận và người dân cả nước lại phải vừa hy sinh biển vừa mất tiền thuế của họ cho một công ty đến từ Trung Quốc!
Danh sách các Sở, ban ngành địa phương tham gia giám sát xả thải:
1. UBND tỉnh Bình Thuận.
2. Sở Tài Nguyên & Môi trường
3. Sở Giao thông Vận tải
4. Sở Khoa học Công nghệ
5. Sở Nông nghiệp PTNT
6. Bộ chỉ huy Biên phòng Bình Thuận
7. Cảng vụ hàng hải Bình Thuận
8. Ban quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau
9. Công an Bình Thuận
10. UBND huyện Tuy Phong
11. UBND xã Vĩnh Tân.
Nếu Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 được xả thải bùn xuống biển, công tác này sẽ diễn ra trong vòng 1 năm. Chi phí trả cho các sở ban ngành nêu trên (Ngoài lương lậu vẫn thực nhận như cũ) thì sẽ căn cứ vào thông tư 40/2017/TT-BTC để chi trả.
Mọi thông tin xác nhận về bài viết, xin liên hệ:
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Bí thư Tỉnh ủy. Số ĐT: 0913185903 hoặc ông Nguyễn Ngọc Hai – Chủ tịch UBND Tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy. Số ĐT 0913883206
"Có giỏi thì về đây mà làm..." thì CS có mị dân được không?

"Có giỏi thì về đây mà làm..." thì CS có mị dân được không?

Mình không không đếm xuể và cũng không có cách nào nhớ nổi số lần đọc câu trên.
Ở góc độ "giỏi", vô vàn những người Việt ở hải ngoại đã được đào tạo nhiều cấp độ khác nhau, đã sống và làm việc rất lâu ở bên ngoài. Họ thừa giỏi để gánh vác bất cứ chuyện gì, từ chuyện quốc gia đại sự đến chuyện đời sống cá nhân. Tuy nhiên, cái "giỏi" của họ không cách gì có thể áp dụng được ở một môi trường màu mè, giả dối, giáo điều, đè nén và bóp nghẹt như ở Việt Nam hiện nay. Cái "giỏi" của những người lương thiện và trí đức là thứ vô giá trị trong môi trường giả dối, lừa lọc, xem thường trí tuệ và chỉ chăm chú việc bảo vệ chế độ, nịnh bợ lãnh đạo, tôn thờ lãnh tụ.
Ở góc độ "có lợi", những người Việt ở hải ngoại chẳng có lý do gì để "về mà làm". Những người Việt ra đi cho đến ngày giờ này, ít ra cũng đã có đời sống ổn định và dễ thở. Phần lớn thì đã có cơ ngơi, nếu không muốn nói là giàu có. Họ sống tự do, họ được luật pháp quốc gia họ đang định cư bảo vệ. Chẳng có mấy ai muốn về để làm ông này, bà nọ, ngoại trừ một số rất ít những con kên kên cơ hội chủ nghĩa.
Không kể đến những hành động thật sự, những thứ vật chất mà người Việt hải ngoại đã "làm" cho Việt Nam trong suốt mấy chục năm qua, những điều họ đang "làm" mỗi ngày, có nghĩa là phê bình một chế độ thối nát và giả tạo, mong mỏi đất nước Việt Nam tốt đẹp hơn, mong mỏi người dân sống dễ thở hơn, tự do hơn, mong mỏi xã hội công bằng hơn...v.v... chẳng phải cho họ mà cho đất nước Việt Nam và những đồng bào của họ sống nơi đó. Cùng lắm, họ sẽ về thăm quê hương, gia đình, bạn bè rồi họ lại đi. Họ sẽ "về" với căn nhà của họ ở quê hương mới, nơi họ đã gắn bó và mọc rễ hơn nửa cuộc đời, hoặc cùng lắm, họ trở về nơi chôn nhau cắt rốn để nằm xuống vĩnh viễn trong lòng đất mẹ.
Bởi vậy, suy nghĩ "có giỏi thì về đây mà làm..." không thể đi từ những con người lương thiện, tâm đức và duy lý mà chỉ có thể đi từ những kẻ cơ hội, tham lam, hẹp hòi và ác tâm.

Hoàng Ngọc Diêu

Nữ pháo thủ Hà Nội bảo vệ lẽ phải trở thành cái gai trong mắt chính quyền

LẼ PHẢI
Cụ bà Dư Thị Thành năm nay suýt soát 70, đã đầu ấp tay gối với cụ Kình cả cuộc đời và có với nhau một đàn con, cháu, chắt.
Mấy chục năm trước, thời chiến tranh, bà Thành là một trong 8 nữ pháo thủ Đồng Tâm bảo vệ vùng trời Hà Nội. Thời đó, trong mắt chế độ, có lẽ bà được coi là người hùng, hay ít nhất cũng là công dân kiểu mẫu.
Nay, sau biến cố Đồng Tâm,hình ảnh đó dường như đã đảo ngược.
Ngày cụ Kình bị công an, quân đội đánh gãy chân giữa đồng và bị bắt mang đi biệt tăm tích cùng con trai và những dân làng khác, bà nén nỗi đau, vừa quán xuyến việc nhà, vừa chung tay cùng hàng ngàn dân làng Đồng Tâm tìm cách đưa những người thân yêu trở về. Nỗ lực của bà và dân làng cuối cùng đã tạo ra cuộc khủng hoảng con tin vô tiền khoáng hậu trong lịch sử đương đại Việt Nam, rúng động dư luận trong nước và được cả báo chí quốc tế biết đến.
Bà Thành hẳn chẳng thể ngờ đời mình có lúc lại bị đặt vào một tình cảnh trớ trêu như vậy. Đồng Tâm và cụ Kình chồng bà bỗng trở thành những cái tên nổi tiếng, dù có thể theo cách mà bà không mong đợi.
Khi được hỏi đã có suy nghĩ gì và cảm xúc thế nào lúc biết cụ Kình bị đánh đập, bắt giải đi và có thể phải vào tù, bà Thành đáp:
“Lúc đó chẳng nghĩ được gì cả chú ơi. Tôi chỉ biết trong đầu là chồng tôi làm điều phải. Và chúng tôi cũng đang làm điều phải.”
Lịch sử của một quốc gia, và cũng có thể là của nhân loại nữa, đôi khi được nắn dòng không phải bởi các quyết định lớn lao của những lãnh tụ đầy quyền uy, mà là nhờ những người bình thường như bà Thành, trong những thời điểm thử thách nhất đời mình, đã chọn điều phải để làm.
fb Nguyen Anh Tuan

Lãnh đạo Bình Thuận bảo kê xả thải xuống biển?

LÃNH ĐẠO BÌNH THUẬN ĐE DỌA XỬ LÝ NGƯỜI DÁM HIỂU KHÁC, NÓI KHÁC, VIẾT KHÁC Ý MÌNH
Trong clip cuộc họp hôm 7/7/2017 giữa lãnh đạo Bình Thuận và Bộ TNMT, thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc một lần nữa ngụy biện trắng trợn khi chỉ nói rằng vật liệu xả thải không ô nhiễm, mà trốn tránh chủ đề chính - rằng chính việc khối lượng chất thải quá lớn, phủ một lớp bùn dày xuống đáy biển trong một diện tích rộng lớn mới chính là lý do tiêu diệt mãi mãi tầng sinh thái vùng biển này, như các nhà khoa học đã cảnh báo và phản đối.

Đáng chú ý - ông Nguyễn Mạnh Hùng, bí thư tỉnh ủy Bình Thuận đã lớn tiếng đe dọa: "Chuẩn bị xử lý các đối tượng hiểu khác, nghĩ khác, nói khác, viết khác hoặc vận động cồng đồng dân cư làm việc không đúng quy định pháp luật". Ra quyết đinh phương hại môi trường, đời sống, tương lai hàng trăm ngàn thậm chí hàng triệu người dân, nhưng với tư duy dùng "nắm đấm", "xiềng xích" để hù dọa, bịt miệng những người lên tiếng phản đối - ông Hùng nghĩ rằng mình sẽ thành công.
Dân không lên tiếng, không làm gì thì biển chết, tương lai chết. Ông Hùng hù được dân Bình Thuận không?

NGÔNG CUỒNG QUYỀN LỰC

Nữ phó chủ tịch quận đi ăn trưa đỗ xe trái luật rồi bị dân phản ánh, đã không xin lỗi và chịu xử lý theo pháp luật mà còn gọi điện cho Chủ tịch phường ra để trông xe hộ trong tình trạng giữ nguyên hiện trạng vi phạm đó một cách khá thách thức.
Bà Lê Mai Trang, Phó chủ tịch phụ trách văn xã, UBND quận Thanh Xuân, Hà Nội
Nữ phó chủ tịch quận đi ăn trưa đỗ xe trái luật rồi bị dân phản ánh, đã không xin lỗi và chịu xử lý theo pháp luật mà còn gọi điện cho Chủ tịch phường ra để trông xe hộ trong tình trạng giữ nguyên hiện trạng vi phạm đó một cách khá thách thức.
Cách đây không lâu, quyền Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ đã phản đối Tổng thống Donald Trump khi ông này ra sắc lệnh cấm nhập cư đối với công dân của một số quốc gia. Đó là một chính quyền minh bạch và không ai sợ ai chỉ vì vị trí chức vụ, cấp bậc trong bộ máy nhà nước.
Đây thì Chủ tịch phường thấy Phó chủ tịch quận sai còn ra bảo vệ và tiếp tục duy trì sai phạm đó, công an phường cũng không dám lập biên bản xử lý. Công an quận cũng không dám lên tiếng.
Đây là hiện tượng ngông cuồng quyền lực cá nhân, coi thường pháp luật, xem thường nhân dân, và sự sợ hãi của cán bộ, tổ chức cấp dưới đối với cấp trên, kể cả cùng cấp đối với nhau. Và biết sai phạm mà không xử lý lại còn ngang nhiên bao che cho nhau thì những cá nhân đó có thể có đủ tư cách để ngồi vị trí đó hay không?
Và, nếu ta sai ta xin lỗi, dân sai dân chịu trách nhiệm trước pháp luật?

CÂY CẦU "VƯỢT BIỂN DÀI NHẤT ĐÔNG NAM Á” BỊ RÚT RUỘT!

Hôm qua nghe nói họ dẹp dự án tháp truyền hình cao nhất thế giới, mừng rơn; nếu không dẹp, các quan tranh nhau rút ruột tháp, thì dân khổ chứ ai khổ vào đây!?
Hôm nay có tin cây cầu vượt biển Tân Vũ-Lạch Huyện nối thủ đô với đảo Cát Hải ở Hải Phòng sắp khai trương thì “qua kiểm tra lớp bê tông nhựa một số vị trí trên mặt cầu cho thấy độ bằng phẳng không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, thi công mối nối dọc chưa tốt; một số vị trí bề mặt bê tông nhựa rời rạc, độ rỗng lớn. Đặc biệt, một số đốt dầm trong các nhịp đã xuất hiện vết nứt…” .
Báo chí trong nước cũng cho hay luôn là nhà nước bất chấp mấy cái hư lẻ tẻ kể trên, vẫn cho thông xe vào ngày 2 tháng Chín tới.

**Thật, tưởng phát hiện kịp thời, thì mọi người sẽ tránh được tai nạn thảm khốc. Nhưng nếu nhà nước cứ cố đấm ăn xôi, thì thôi, xin dân đừng chạy trên cái cầu ấy, hãy nhường cho các quan và bà con thân nhân của họ.
Báo điện tử VNExpress cho biết dự án đường xe hơi Tân Vũ-Lạch Huyện dài 15.63 cây số (bao gồm cả cầu và đường), trong đó phần cầu Tân Vũ-Lạch Huyện dài 4.9 cây số, bề mặt rộng 16 mét với bốn làn xe, giai đoạn hoàn chỉnh tăng lên sáu làn xe. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là cây cầu vượt biển có chiều dài lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á
**Cứ đòi hạng nhất hoài, dân ớn tới cổ rồi, sao đảng không chịu ớn?
Theo Báo Zing, cầu Tân Vũ-Lạch Huyện có tổng mức đầu tư 12,000 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay ODA Nhật Bản chiếm phần lớn, vốn đối ứng 1,800 tỷ đồng. Dự án do Bộ Giao Thông Vận Tải làm chủ đầu tư, khởi công từ Tháng Năm 2014.
**Ba năm làm không xong một cây cầu, nhưng ba năm biệt phủ của quan chức mọc như nấm sau cơn mưa! Không lẽ đảng chỉ biết xây biệt phủ mà không biết xây cầu??.
======
Cầu Tân Vũ-Lạch Huyện nối thủ đô với đảo Cát Hải ở Hải Phòng (Ảnh chụp màn hình báo Tiền Phong)

Trần Trung Đạo Và Khát Vọng Dân Chủ Việt Nam

Qua Tuyển Tập Chính Luận ‘Bánh Mì Ai Cập, Cá Việt Nam, Khát Vọng Con Người’
Ở Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản có nhiều điều nghịch lý đến quái gở! Thứ gì nhà nước CSVN cũng rêu rao là dân làm chủ. Họ đem dân ghép vào thành đủ thứ tên -- chính quyền nhân dân, ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân, tòa án nhân dân, thậm chí đã từng đặt tên “Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa,” v.v... Nhưng ngân hàng thì không phải của dân mà là của nhà nước, nên có tên ngân hàng nhà nước, chứ không phải ngân hàng nhân dân. Tuy nhiên, hễ có người dân nào đứng lên đòi dân chủ thì bị bắt, bị giam tù ngay tức khắc!
Chắc chắn, ngày nay, người dân Việt Nam đều ý thức rằng dân chủ thực sự, chứ không phải thứ dân chủ trên giấy tờ mị dân, là nhu cầu không thể thiếu để cho đất nước phát triển vươn lên cùng nhân loại văn minh tiến bộ, để cho cuộc sống của toàn dân được tự do, hạnh phúc. Dân chủ cũng là yếu tố then chốt để giữ vững độc lập tự chủ, chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải trước nạn xâm lăng từ phương Bắc.
Nhưng từ ý thức đó cưu mang thành thao thức, trăn trở và khát vọng để không ngừng nghiên cứu, quan sát, tìm tòi kinh nghiệm đấu tranh dân chủ của nhiều dân tộc trên thế giới. Và rồi rút tỉa những bài học đắt giá đó cho công cuộc đấu tranh dân chủ cho quê hương và dân tộc Việt Nam thì quả thật là hiếm có người làm.
Trong số ít ỏi đó, có nhà thơ, nhà văn Trần Trung Đạo, tác giả tuyển tập chính luận “Bánh Mì Ai Cập, Cá Việt Nam, Khát Vọng Con Người,” vừa được phát hành, đã làm được điều đó một cách tận tuỵ và bền bỉ từ hàng chục năm nay.
Tuyển tập chính luận “Bánh Mì Ai Cập, Cá Việt Nam, Khát Vọng Con Người” gồm 75 khảo luận chính trị, dày hơn 600 trang, do Cổ Loa xuất bản và được công ty Amazon phát hành toàn cầu vào cuối tháng 6 năm 2017. Nội dung tuyển tập chính luận này gồm 4 phần chính: Kinh nghiệm thế giới, Lý luận chính trị, Tình tự dân tộc, và Tình người.
Toàn bộ cuốn sách nói lên một sự thật không thể chối cãi rằng dân chủ là khát vọng của tất cả con người trên mặt đất mà trong đó có người dân Việt Nam. Tác giả Trần Trung Đạo đã dày công nghiên cứu những thảm họa của nhiều dân tộc vì mất dân chủ vào tay các chế độ độc tài, như Trung Cộng, Việt Cộng, Cuba, Bắc Hàn, v.v... Đồng thời tác giả cũng đưa ra nhiều thành tựu và phát triển ngoạn mục của nhiều quốc gia chuyển hóa từ chế độ độc tài lạc hậu, nghèo đói sang thể chế dân chủ phát triển giàu mạnh, như Latvia, Estonia, Mông Cổ, Lithuania, và gần đây nhất là Miến Điện.
Cuốn sách cũng cho thấy mối tương quan tương duyên chặt chẽ giữa thể chế dân chủ và việc xây dựng nội lực đoàn kết của dân tộc để chống lại thế lực ngoại xâm cướp đất, cướp biển từ Tàu Cộng phương Bắc.
Phản biện những lối lý luận phản khoa học, phản dân chủ của các chế độ độc tài khi nói rằng dân chủ là sản phẩm của các nước phương Tây, tác giả Trần Trung Đạo khẳng định rằng dân chủ chính là khát vọng của con người, bởi vì có dân chủ mới có tự do, hạnh phúc, và no cơm ấm áo. Không có dân chủ sẽ mất hết tất cả!
“Dù tiến trình thay đổi có thể khác nhau nhiều ít tại mỗi quốc gia, dân chủ vẫn là khát vọng chung của con người dù sống ở đâu trên mặt đất này.” (Bánh Mì Ai Cập, Cá Việt Nam, Khát Vọng Con Người, trang 431)
Một đất nước không có dân chủ thì người dân bị biến thành nô lệ cho cơ chế cầm quyền. Không có dân chủ có nghĩa là người dân mất sạch các quyền tự do căn bản mà vốn dĩ là của dân như tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do lập hội, tự do tôn giáo, tự do ứng cử và bầu cử, tự do tham gia làm chính trị điều hành việc nước. Một đất nước không có dân chủ thì chính quyền muốn làm gì thì làm. Từ đó đẻ ra quốc nạn tham nhũng, bè phái, cường hào ác bá hà hiếp dân lành. Không có dân chủ thì người dân bị ép buộc và kiểm soát để nói và làm theo ông chủ là đảng cầm quyền. Cho nên đất nước mất hết mọi quyền khai phóng và sáng tạo vốn là nguồn mạch cho sự phát triển tài năng, tiềm năng của từng cá nhân để làm cho dân giàu nước mạnh.
Đối với những người còn nghi ngờ về sự thành công chắc nịch của tiến trình dân chủ hóa, tác giả Trần Trung Đạo nêu ra vài trường hợp điển hình: “Sierra Leone, Ghana, Ivory Coast ở châu Phi là những bằng chứng hùng hồn. Những quốc gia này trước đây không lâu đồng nghĩa với chiến tranh, lạc hậu, tủi nhục, đói nghèo ngày nay là những quốc gia dân chủ điển hình đầy kiêu hãnh của Phi châu.”(tr. 431)
Tác giả Trần Trung Đạo không thích đưa ra những lý thuyết cao xa của nền dân chủ có tính kinh viện hay lý luận thuần lý của các chính khách salon. Trần Trung Đạo cho người đọc thấy bộ mặt giản dị và cụ thể của dân chủ, đó là những ổ bánh mì của dân Ai Cập và những con cá của dân Việt Nam.
“Dân chủ với đại đa số người dân đơn giản hơn nhiều. Dân chủ là những gì có thể cầm được, sờ mó được hay thậm chí ăn được.”(tr. 427)
Rồi tác giả kể trường hợp người dân Ai Cập đấu tranh dân chủ là để có bánh mì mà ăn, bởi vì chế độ độc tài quân phiệt của tướng Hosni Mubarak đã bóp chết nền dân chủ và đưa đất nước Ai Cập đến chỗ nghèo nàn kiệt quệ.
“Tháng Giêng 2011, nếu bạn đến Tahrir Square, ở Ai Cập, và hỏi một người dân Ai Cập đang biểu tình chống độc tài Hosni Mubarak trong Mùa Xuân Arab (Arab Spring Uprisings) dân chủ là gì, anh ta sẽ chỉ ổ bánh mì anh đang kẹp quanh đầu. Dân chủ, với anh, đơn giản là ổ bánh mì.”(tr. 428)
Tác giả Trần Trung Đạo giải thích thêm, “Trong cuộc cách mạng Mùa Xuân Á Rập, nhiều người dân Ả Rập kẹp trên đầu những ổ bánh mì, biểu tượng cho mục đích đấu tranh của họ. Khẩu hiệu đấu tranh “lật đổ chế độ độc tài Hosni Mubarak” trong thời điểm này đồng nghĩa với “nhân dân Ai Cập cần bánh mì.”(tr. 428)
Người dân Ai Cập “cần bánh mì,” còn người dân Việt Nam thì “cần cá.” Đó là khẩu hiệu đấu tranh của người dân Việt Nam trong tai họa ô nhiễm nước sông, nước biển và môi trường do nhà máy Formosa thải chất độc hại xuống biển Hà Tĩnh vào tháng 4 năm 2016.
“Tương tự như người dân Ai Cập hay Yemen, nếu hôm nay, bạn ra Hà Tĩnh và hỏi ngư dân dân chủ là gì, người viết tin rằng những ngư dân đang chịu đựng khó khan sẽ chỉ vào bãi cá chết dọc bờ.”(tr. 429)
Đừng tưởng bánh mì và cá xa lạ với dân chủ. Không đâu! Chúng không những có mối quan hệ nhân quả chặt chẽ với nhau, mà còn hỗ tương khắn khít nhau một cách toàn diện.
Các chế độ độc tài nắm quyền cai trị đất nước một cách chuyên chế để vừa bảo vệ vững chắt địa vị độc tôn lãnh đạo của họ, vừa thao túng và chiếm đoạt và chia chác mọi nguồn lợi kinh tế và tài nguyên thiên nhiên của quốc gia cho đảng phái, phe nhóm và cá nhân quan chức. Các chế độ độc tài, vì vậy, không hề biết nghĩ cho hạnh phúc ấm no của người dân. Họ sẵn sàng bòn rút sạch của công và của dân đổ vào túi tư hữu không có đáy của mình. Họ bất chấp cuộc sống nghèo cùng, khổ cực và bị áp bức của người dân thấp cổ bé miệng. Dân không có bánh mì, không có cá để ăn, thì mặc dân!
Nhưng khi người dân đã bị chế độ độc tài đẩy tới ngõ cụt của đói khổ cùng cực thì người dân sẽ không còn con đường nào khác ngoài việc tranh đấu để sống còn, mà dân chủ là mục đích chọn lựa duy nhất. Cho nên độc tài dẫn tới nghèo đói, và ngược lại, nghèo đói dẫn tới đấu tranh dân chủ.
Với đối sách cho hiện trạng của đất nước Việt Nam ngày nay, Trần Trung Đạo nêu ra hai chọn lựa: “(1) Phê bình nhưng bảo vệ đảng CS bởi vì dù sao đi nữa, đảng CS vẫn còn có thể sửa đổi, vẫn còn có “tư cách lãnh đạo đất nước,” vẫn còn có khả năng đưa đất nước vượt qua những hố sâu tham nhũng, lạc lậu kinh tế, giáo dục, vẫn còn đủ sức mạnh để chống đỡ nạn Hán xâm, vẫn còn là chỗ dựa của chính họ; và (2) phát xuất từ nhận định rằng cơ chế chính trị, kinh tế, và văn hóa độc quyền cộng sản hiện nay là nguyên nhân tạo ra chậm tiến, lạc hậu của đất nước, bất lực trước nạn Hán xâm, và do đó cần phải tập trung sức mạnh dân tộc tháo gỡ bằng một cuộc cách mạng dân chủ toàn diện và triệt để.”(tr. 430)
Với tác giả Trần Trung Đạo thì con đường đã sáng và rõ. Ông không do dự như người đứng trước ngả hai đường, chẳng biết đi theo hướng nào. Trần Trung Đạo đã chọn và đã đi trên con đường dân chủ từ lâu và tất nhiên cũng là một trong những người mấy chục năm qua không ngừng vận động cho công cuộc dân chủ hóa tại Việt Nam. Với Trần Trung Đạo, “Dân chủ không chỉ là tiền đề, là cơ sở để phục hưng đất nước mà còn là vũ khí để chống nạn Hán xâm. Chọn lựa thay đổi tận gốc rễ có thể sẽ gặp vài khó khăn, sẽ phải giẫm lên nhiều chông gai, nhưng đó phải là con đường thời đại và không có con đường nào khác.”(tr. 432)
Trong 4 sách lược đề nghị “Để thắng được Trung Cộng,” của tác giả Trần Trung Đạo thì hai sách lược đầu lấy dân chủ làm mấu chốt. Trong sách lược đầu tiên mà có lẽ cũng là quan trọng nhất, là “Việt Nam phải có dân chủ trước Trung Cộng,” Trần Trung Đạo viết rằng, “Chỉ có một Việt Nam đoàn kết dưới ngọn cờ dân chủ mới thật sự tập trung được sức mạnh tổng hợp của dân tộc và là nền tảng cho một quốc gia dân chủ thịnh vượng lâu dài. Trung Cộng không sợ USS George Washington hay bom nguyên tử mà sợ dân chủ và rất lo “sân sau” CSVN trở thành một nước dân chủ. Vũ khí dân chủ sẽ gây một phản ứng dây chuyền dẫn tới sự tan vỡ toàn bộ cơ chế CS. Một Trung Cộng mênh mông có nguy cơ tan thành nhiều mảnh, chủ quyền ngay tại lục địa còn không giữ được nói chi là chủ quyền trên hai nhóm đảo Hoàng Sa, Trường Sa xa xôi.”(tr. 236)
Trong sách lược đề nghị thứ hai “Đoàn kết dân tộc,” Trần Trung Đạo đề xuất, “Dân chủ là điều kiện tiền đề trong chính sách đối ngoại nhằm tạo sự tin cậy nơi các nước dân chủ Tây Phương nhưng quan trọng nhất là nền tảng của đoàn kết dân tộc.”(tr. 236)
Nhu cầu dân chủ hóa Việt Nam là rất cấp bách hiện nay. Mỗi người Việt Nam quan tâm đến tình hình và tương lai đất nước nên đọc tác phẩm “Bánh Mì Ai Cập, Cá Việt Nam, Khát Vọng Con Người” của tác giả Trần Trung Đạo. Sách đã được công ty Amazon phát hành.
Cầu mong Việt Nam sớm được tự do dân chủ.
Cảm ơn tác giả Trần Trung Đạo.

CON LÃNH ĐẠO DU HỌC HAY ĂN CHƠI?

Nguyễn Đức Hạnh, con Nguyễn Đức Chung đang du học ở xứ tôi đang ở.
Cuộc đời của Hạnh rất khổ sở tại Úc, chỉ sống bằng đồng lương rất nhỏ nhoi của cha mình, ông là Thiếu tướng Công an (trước kia), hiện là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội với đồng lương vỏn vẹn không hơn 16 triệu đồng/tháng.








Sống một thời gian mấy chục năm tại Úc tôi thường thấy, với những người trẻ mà ăn chơi theo cách xa xỉ, tiêu tiền như nước như vậy thì chỉ có 2 trường hợp:
1/ Con các lãnh đạo.
2/ Buôn bán bạch phiến hoặc trồng cần sa...
Có trường hợp thứ 3 là con những đại gia (dân bình thường), nhưng loại này, cách tiêu tiền không xa xỉ như 2 loại trên.
Câu hỏi được đặt ra là:
Tiền ở đâu Hạnh có thể tiêu tiền như thế? Ông Chung cung cấp?
Nếu là của cha cung cấp, thì tiền ở đâu mà ông Chung có thể chu cấp cho con du học và ăn chơi như vậy với mức lương của nhà nước không hơn 16 triệu/tháng?